...
Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội
trang thông tin điện tử phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám

GIỚI THIỆU VỀ PHƯỜNG VĂN MIẾU- QUỐC TỬ GIÁM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

09:47 01/07/2025

Phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám được hình thành trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Khâm Thiên, Văn Chương, Thổ Quan (quận Đống Đa); phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Văn Miếu - Quốc Tử Giám (quận Đống Đa); một phần diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Hàng Bột, Nam Đồng, Phương Liên - Trung Tự (quận Đống Đa); Điện Biên (quận Ba Đình); Cửa Nam (quận Hoàn Kiếm); Nguyễn Du, Lê Đại Hành (quận Hai Bà Trưng)

I. Vị trí địa lý, diện tích, dân số

1. Sự hình thành: Phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám được hình thành trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Khâm Thiên, Văn Chương, Thổ Quan (quận Đống Đa); phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Văn Miếu - Quốc Tử Giám (quận Đống Đa); một phần diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Hàng Bột, Nam Đồng, Phương Liên - Trung Tự (quận Đống Đa); Điện Biên (quận Ba Đình); Cửa Nam (quận Hoàn Kiếm); Nguyễn Du, Lê Đại Hành (quận Hai Bà Trưng). Lý do lấy tên phường mới là Văn Miếu - Quốc Tử Giám: Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một phường của quận Đống Đa hiện nay; là địa danh nổi tiếng của cả nước và Thủ đô, được xây dựng từ năm 1070, tức năm Thần Vũ thứ hai đời Lý Thánh Tông, ngoài chức năng thờ các bậc Tiên thánh, Tiên sư của đạo Nho, còn mang chức năng của một trường học Hoàng gia mà học trò đầu tiên là Thái tử Lý Càn Đức, con trai vua Lý Thánh Tông với Nguyên phi Ỷ Lan, lúc đó mới 5 tuổi, đến năm 1072 lên ngôi trở thành vua Lý Nhân Tông. Theo đó, tên gọi Văn Miếu - Quốc Tử Giám có truyền thống văn hóa lịch sử cách mạng, có tính đại diện của đất nước và Thủ đô.

GIỚI THIỆU VỀ PHƯỜNG VĂN MIẾU- QUỐC TỬ GIÁM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI- Ảnh 1.

Lãnh đạo phường Văn Miếu- Quốc Tử Giám tại lễ công bố sắp xếp đơn vị hành chính thành phố Hà Nội

2. Vị trí địa lý: Phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám giáp các phường: Cửa Nam, Hai Bà Trưng, Ô Chợ Dừa, Kim Liên, Đống Đa, Ba Đình, Bạch Mai của thành phố Hà Nội.

3. Diện tích, dân số: Phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám có diện tích tự nhiên là 1,92 km2; quy mô dân số là 105.604 người.

TT

Phường hình thành trên cơ sở

Diện tích (km2)

Quy mô dân số (người)

Ghi chú

1

Phường Điện Biên (Quận Ba Đình)

0,02

1.446

Điều chỉnh từ phường Điện Biên (0,94 km2; 13.482 người)

2

Phường Cửa Nam (Quận Hoàn Kiếm)

0,04

282

Điều chỉnh từ phường Cửa Nam (0,26 km2; 11.245 người)

3

Phường Lê Đại Hành (Quận Hai Bà Trưng)

0,02

121

Điều chỉnh từ phường Lê Đại Hành (0,87 km2; 12.948 người)

4

Phường Nguyễn Du (Quận Hai Bà Trưng)

0,02

663

Điều chỉnh từ phường Nguyễn Du (0,53 km2; 17.221 người)

5

Phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Quận Đống Đa)

0,36

17.423

Điều chỉnh từ phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám (0,48 km2; 22.873 người)

6

Phường Văn Chương (Quận Đống Đa)

0,33

14.125

7

Phường Hàng Bột (Quận Đống Đa)

0,12

7.876

Điều chỉnh từ phường Hàng Bột (0,31 km2; 20.079 người)

8

Phường Khâm Thiên (Quận Đống Đa)

0,42

27.576

9

Phường Thổ Quan (Quận Đống Đa)

0,28

20.370

10

Phường Nam Đồng (Quận Đống Đa)

0,03

1.523

Điều chỉnh từ phường Nam Đồng (0,41 km2; 20.034 người)

11

Phường Phương Liên - Trung Tự (Quận Đống Đa)

0,28

14.199

Điều chỉnh từ phường Phương Liên - Trung Tự (0,61 km2; 28.531 người)

Tổng

1,92

105.604

II. Đặc điểm kinh tế, xã hội

Văn Miếu - Quốc Tử Giám thuộc khu vực nội đô lịch sử, là địa bàn giao thoa và tiếp giáp với các phường như: Đống Đa, Cửa Nam, Kim Liên, Ô Chợ Dừa, ... Phường nằm trên nhiều tuyến đường giao thông kết nối khu vực trung tâm với các tuyến đường Giải Phóng, Xã Đàn, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Thái Học, ... Trên địa bàn có Văn Miếu - Quốc Tử Giám là di tích được xếp hạng cấp Quốc gia đặc biệt, là trường đại học đầu tiên của Việt Nam; là biểu tượng văn hóa, giáo dục và tinh thần hiếu học của Thủ đô và cả nước. Trong đó, 82 tấm bia tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu và ghi vào danh mục Ký ức thế giới toàn cầu.

Phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám là nơi tập trung một số khu dân cư hình thành từ thời Pháp thuộc và sau năm 1954, là nơi có mật độ dân cư lớn nhất thành phố, nhiều khu tập thể cũ, mang giá trị văn hóa - lịch sử - ký ức đô thị với đặc trưng là các khu dân cư lâu đời.

1. Đặc điểm kinh tế

Phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám tập trung nhiều tuyến phố kinh doanh dịch vụ, thương mại, nơi có nhiều cơ sở kinh doanh, nhà hàng, khách sạn,... đáp ứng nhu cầu mua sắm, lưu trú của người dân và du khách.

Các tuyến phố tiêu biểu trên địa bàn phường như Khâm Thiên, Hàng Bột, Nguyễn Thái Học, Lê Duẩn.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một trong những điểm du lịch cấp Thành phố hấp dẫn, luôn điểm đến hàng đầu của du khách trong và ngoài nước khi đến tham Thủ đô. Ngoài ra, Bích Câu Đạo Quán cũng là địa chỉ được nhiều du khách viếng thăm để tìm hiểu một thiên tình sử lãng mạn giữa tiên nữ và người trần đồng thời để thưởng thức nghệ thuật ca trù đặc sắc của đất Hà Thành.

Hạ tầng thương mại phát triển với các chợ truyền thống như chợ Khâm Thiên, chợ Thổ Quan, chợ Văn Chương, ... ngoài ra, còn có các siêu thị, cửa hàng tiện lợi phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân.

2. Đặc điểm văn hóa - xã hội

Về văn hóa, phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám có mật độ dân cư cao hàng đầu Thành phố, với nhiều khu dân cư lâu đời tiền thân là làng cổ cũ trong lòng đô thị, với đặc trưng là các con ngõ sâu, đông đúc, dân cư sống qua nhiều thế hệ như Khâm Thiên, Thổ Quan,... ngoài ra có các các khu tập thể chung cư cũ Văn Chương, Thổ Quan... được xây dựng từ thời kỳ bao cấp (thập niên 60-70 thế kỷ XX), là một trong những khu tập thể quy mô lớn kiểu Liên Xô cũ, gồm nhiều dãy nhà 4-5 tầng, không có thang máy, có sân chơi và có đầy đủ các dịch vụ công cộng như nhà trẻ, trường học, cửa hàng dịch vụ thương nghiệp.

Phường có nhiều di tích lịch sử văn hóa - lịch sử có giá trị như: Văn Miếu - Nam Quốc Tử Giám - Đại học đầu tiên của Việt Nam, di tích Đền Kim Liên – Tứ trấn Nam kinh thành Thăng Long được công nhận là di tích Quốc gia đặc biệt. Các di tích lịch sử khác được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia như Bích Câu Đạo Quán, được coi là mảnh đất của chốn bồng lai tiên cảnh, gắn liền với những câu chuyện huyền bí mang đậm tính chất của đạo giáo thần tiên (1990), chùa, đền, Điện Huy Văn (1996), Y miếu Thăng Long (1980), chùa Bà Nành (1986), chùa Phổ Giác (1991), chùa Ngọc Hồ (1993), chùa Quang Minh (1993),...

Các lễ hội truyền thống, tiêu biểu trên địa bàn phường như: Lễ hội thư pháp đầu xuân (phố Văn Miếu, vỉa hè Nguyễn Thái Học) kéo dài từ rằm tháng Chạp đến mùng 5 Tết âm lịch do Sở Văn hóa & Thể thao Hà Nội và Trung tâm Văn hóa tổ chức. Các hoạt động gồm: viết chữ thư pháp, trưng bày câu đối, trải nghiệm văn hóa Tết cổ truyền; Lễ hội đình Thổ Quan tổ chức vào tháng 2 Âm lịch (ngày 11,12/2 hàng năm) với nhiều hoạt động như tế lễ, biểu diễn văn nghệ truyền thống, múa đao, múa kiếm mô phỏng lại trận đánh của nghĩa quân Hai Bà Trưng năm xưa, Lễ hội Đền Kim Liên …

Về y tế, các cơ sở y tế lớn trên địa bàn phường như: Bệnh viện Da liễu Hà Nội, số 79B Nguyễn Khuyến, ... đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trên địa bàn và cả nước. Bên cạnh đó là hệ thống các trạm y tế phường đạt chuẩn quốc gia về y tế cơ sở. Ngoài ra, còn có các phòng khám đa khoa, chuyên khoa, hệ thống các nhà thuốc tư nhân phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trên địa bàn phường.

Về giáo dục, cơ sở vật chất của các trường học các cấp từ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông còn hạn chế, các trường Mầm non trên địa bàn còn có diện tích nhỏ, hẹp chưa được đầu tư trang thiết bị hiện đại, khang trang, đáp ứng nhu cầu dạy và học trên địa bàn. Những trường học phổ thông tiêu biểu trên địa bàn có thể kể đến như sau: Trường THCS Huy Văn, số 191 ngõ Văn Chương; Trường THCS Trung Phụng, số 38 ngõ 218 phố Chợ Khâm Thiên;, Trường Tiểu học La Thành, Thổ Quan, số 28 ngách 79 ngõ Thổ Quan, phố Khâm Thiên; Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt, số 104 Nguyễn Khuyến, ...

III. Định hướng phát triển

Phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ, du lịch và công nghiệp văn hoá. Phát triển đô thị hiện đại, văn minh với hệ thống hạ tầng đồng bộ, an ninh và mỹ quan đô thị được nâng cao. Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa, lịch sử cùng không gian xanh, sạch đẹp, thân thiện với môi trường. Kiểm soát, giảm quy mô dân số, mật độ xây dựng.

- Về kinh tế:

Phường nằm trong cụm du lịch trung tâm. Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, xây dựng sản phẩm du lịch hấp dẫn gắn với các di tích lịch sử văn hóa, lễ hội truyền thống như Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Gò Kim Châu, đền Mẫu Sòng Sơn... Khai thác tiềm năng lợi thế không gian mặt nước kết hợp các giải pháp cải tạo cảnh quan ao, hồ trên địa bàn như hồ Ba Mẫu, hồ Linh Quang, hồ Văn Chương, hồ Giám thành nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, du lịch. Phát triển sản phẩm du lịch gắn với những giá trị di sản văn hóa, ẩm thực, mua sắm, sự kiện, giải trí, cảnh quan để phát triển các hoạt động du lịch văn hoá, du lịch mua sắm, du lịch hội nghị, hội thảo, vui chơi giải trí, ...

Đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch gồm các loại hình khách sạn cơ sở lưu trú, dịch vụ lữ hành, nhà hàng... theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại. Phát triển hệ thống bán buôn, bán lẻ và hạ tầng thương mại; phát triển thương mại điện tử, dịch vụ trực tuyến thay đổi thói quen, hành vi mua sắm của người tiêu dùng; đổi mới, sáng tạo, ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động sản xuất và kinh doanh của người dân và doanh nghiệp.

Phường nằm trong bán kính 500m quanh ga Hà Nội. Hình thành các trung tâm thương mại, dịch vụ tổng hợp trong không gian ngầm kết hợp với không gian tại ga Hà Nội và các khu vực đông dân cư để mở rộng thêm không gian các hoạt động thương mại kết hợp hạ tầng kỹ thuật đồng bộ.

- Về văn hóa, xã hội:

Bảo tồn, phát huy giá trị Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã được UNESCO ghi danh. Phát triển các sản phẩm du lịch thông minh trên cơ sở ứng dụng công nghệ số để nâng tầm di sản, di tích như: Văn Miếu - Quốc Tử Giám; Di tích Đền Kim Liên

Số hóa di sản, các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được công nhận; kiểm kê, lập danh mục và xây dựng kế hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi các di tích lịch sử - văn hóa đã xếp hạng bị xuống cấp. Đối với các di tích lịch sử văn hóa chưa được xếp hạng, cần được đánh giá xếp hạng công nhận và khoanh vùng bảo vệ, tôn tạo hoặc đầu tư xây dựng theo các dự án thích hợp.

Nghiên cứu xây dựng thêm không gian văn hóa, phố đi bộ Văn Miếu - Quốc Tử Giám, kết nối với không gian Hoàng Thành Thăng Long, Quảng trường Ba Đình, Hồ Tây thành không gian văn hóa di sản, văn hoá thiên nhiên, văn hoá ẩm thực đặc sắc, tiêu biểu, thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp sáng tạo và du lịch.

Nghiên cứu cho phép nâng tầng và tăng mật độ xây dựng đối với các trường không còn quỹ đất trên địa bàn, bảo đảm cơ sở vật chất kiên cố, chuẩn hóa, hiện đại, tiên tiến đáp ứng nhu cầu học tập của người dân; giải quyết triệt để tình trạng thiếu trường, lớp.

Nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng các thiết chế văn hóa thể thao trên địa bàn phường.

- Về hạ tầng, đô thị:

Phát triển không gian đô thị kết hợp chặt chẽ với việc sử dụng an toàn và hiệu quả không gian ngầm, bảo đảm sử dụng tiết kiệm đất, bảo vệ môi trường và các yêu cầu về an ninh, quốc phòng. Phát triển mô hình đô thị TOD tại các khu vực có ga đường sắt đô thị dọc Tuyến số 3 để mở rộng không gian phát triển, tạo lập không gian sống tiện ích, hiện đại, có hạ tầng dịch vụ đồng bộ, đáp ứng nhu cầu của người dân.

Kết hợp đầu tư phát triển khu vực Ga Hà Nội và phụ cận là ga trung tâm đường sắt đô thị kết nối với đường sắt quốc gia để trả khách vào thời điểm phù hợp. Phát triển đồng bộ, hiện đại hệ thống hạ tầng kỹ thuật giao thông, kết hợp hạ tầng dịch vụ vận tải làm cơ sở phát triển, hỗ trợ logistics.

Đầu tư xây dựng các dự án mở đường giao thông, đường sắt đô thị; hạn chế phát triển và xây dựng nhà ở cao tầng mới; cải tạo, tái thiết các khu nhà ở thấp tầng tự xây như khu trọ ổ chuột ngõ Văn Chương; tạo cảnh quan tuyến phố, tái thiết lõi ô phố, phát triển không gian nghệ thuật cộng đồng... thúc đẩy kinh tế di sản, kinh tế đêm, bổ sung hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và các tiện ích công cộng. Bố trí quỹ đất hợp lý (bao gồm cả các không gian ngầm) để xây dựng các điểm đỗ xe, bãi đỗ xe phù hợp nhu cầu từng khu vực, gắn với hệ thống công trình dịch vụ, công viên cây xanh.

Phường thuộc khu vực hạn chế phát triển, kiểm soát giảm quy mô dân số. Thực hiện di dời các cơ sở sản xuất, bệnh viện, trụ sở một số cơ quan, đơn vị... không phù hợp quy hoạch ra ngoài đô thị trung tâm; chuyển đổi hợp lý chức năng thành các không gian công cộng, không gian sáng tạo văn hóa, cơ sở văn hóa nghệ thuật phục vụ phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.

- Về môi trường:

Phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám thuộc vùng bảo vệ nghiêm ngặt. Khu vực các di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Đền Kim Liên nghiên cứu, thí điểm vùng hạn chế phát thải.

Khoanh vùng bảo vệ các khu vực cây xanh, mặt nước trên địa bàn Phường; xóa bỏ tình trạng ngập, úng cục bộ; khai thác tiềm năng lợi thế không gian mặt nước của hệ thống ao hồ. thành nguồn lực phát triển.

Phân loại chất thải rắn; thu gom, vận chuyển bằng công nghệ hiện đại; ưu tiên quy hoạch, bố trí trạm tập kết chất thải rắn sinh hoạt tại không gian ngầm để bảo đảm vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị. 

Tin đọc nhiều

Phường Văn Miếu – Quốc Tử Giám đảm bảo hệ thống chính quyền 02 cấp vận hành hiệu quả ngay từ khi chính thức hoạt động

9 giờ trước

Trong hơn 10 ngày đầu triển khai thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp, phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám, thành phố Hà Nội đã phát huy tính chủ động, sáng tạo của cấp cơ sở, trực tiếp tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật và giải quyết các vấn đề của người dân, doanh nghiệp, cung cấp dịch vụ công cơ bản, thiết yếu nhanh chóng, kịp thời.

ĐIỂM TIẾP NHẬN PHỤC VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG PHƯỜNG VĂN MIẾU- QUỐC TỬ GIÁM NHỮNG NGÀY ĐẦU THỰC HIỆN MÔ HÌNH CHÍNH QUYỀN HAI CẤP

9 giờ trước

Sau ngày 1/7 Hà Nội chính thức bước vào ngày đầu tiên vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp tại 126 xã, phường mới. Ghi nhận tại Điểm tiếp nhận phục vụ hành chính công phường Văn Miếu- Quốc Tử Giám trong những ngày đầu

XÂY DỰNG PHƯỜNG VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM AN TOÀN, THÂN THIỆN, HIỆN ĐẠI

14:33 15/07/2025

Tại kỳ họp lần thứ 2, Hội đồng nhân dân (HĐND) phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã thảo luận và thông qua nhiều nghị quyết quan trọng. Trong đó, đáng chú ý là Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng 6 tháng cuối năm 2025, được xây dựng với quan điểm xuyên suốt: Xây dựng phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám an toàn, thân thiện, hiện đại; chính quyền phục vụ, minh bạch, số hóa; kinh tế phát triển bền vững; văn hóa - xã hội hài hòa, an sinh xã hội được bảo đảm; quốc phòng - an ninh vững chắc.

PHƯỜNG VĂN MIẾU- QUỐC TỬ GIÁM KIỆN TOÀN TỔ CHỨC ĐẢNG, CHUẨN BỊ ĐẠI HỘI NHIỆM KỲ 2025-2030

10:56 14/07/2025

Ngày 11/7, Ban Chấp hành Đảng bộ phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám tổ chức Hội nghị lần thứ hai, nhiệm kỳ 2025-2030 nhằm thảo luận và thống nhất một số nội dung quan trọng. Đồng chí Đỗ Trọng Nam, Bí thư Đảng ủy phường, chủ trì Hội nghị.

Tin khác
Phường Văn Miếu – Quốc Tử Giám đảm bảo hệ thống chính quyền 02 cấp vận hành hiệu quả ngay từ khi chính thức hoạt động
Phường Văn Miếu – Quốc Tử Giám đảm bảo hệ thống chính quyền 02 cấp vận hành hiệu quả ngay từ khi chính thức hoạt động
Trong hơn 10 ngày đầu triển khai thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp, phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám, thành phố Hà Nội đã phát huy tính chủ động, sáng tạo của cấp cơ sở, trực tiếp tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật và giải quyết các vấn đề của người dân, doanh nghiệp, cung cấp dịch vụ công cơ bản, thiết yếu nhanh chóng, kịp thời.
9 giờ trước
ĐIỂM TIẾP NHẬN PHỤC VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG PHƯỜNG VĂN MIẾU- QUỐC TỬ GIÁM NHỮNG NGÀY ĐẦU THỰC HIỆN MÔ HÌNH CHÍNH QUYỀN HAI CẤP
ĐIỂM TIẾP NHẬN PHỤC VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG PHƯỜNG VĂN MIẾU- QUỐC TỬ GIÁM NHỮNG NGÀY ĐẦU THỰC HIỆN MÔ HÌNH CHÍNH QUYỀN HAI CẤP
Sau ngày 1/7 Hà Nội chính thức bước vào ngày đầu tiên vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp tại 126 xã, phường mới. Ghi nhận tại Điểm tiếp nhận phục vụ hành chính công phường Văn Miếu- Quốc Tử Giám trong những ngày đầu
9 giờ trước
Triển khai công tác tổ chức bữa ăn bán trú tại các trường công lập
Triển khai công tác tổ chức bữa ăn bán trú tại các trường công lập
HNP - Văn phòng UBND Thành phố đã ban hành Thông báo số 427/TB-VP ngày 12/7/2025 về Kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà tại cuộc họp triển khai công tác tổ chức bữa ăn bán trú tại các trường công lập trên địa bàn Thành phố năm học 2025-2026.
22:06 15/07/2025
Tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
Tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
HNP – Bộ Nông nghiệp và Môi trường, UBND Thành phố đã ban hành Kế hoạch liên tịch số 185/KHLT-UBND-BNNMT ngày 12/7/2025 về việc phối hợp tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025.
18:39 15/07/2025
XÂY DỰNG PHƯỜNG VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM AN TOÀN, THÂN THIỆN, HIỆN ĐẠI
XÂY DỰNG PHƯỜNG VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM AN TOÀN, THÂN THIỆN, HIỆN ĐẠI
Tại kỳ họp lần thứ 2, Hội đồng nhân dân (HĐND) phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã thảo luận và thông qua nhiều nghị quyết quan trọng. Trong đó, đáng chú ý là Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng 6 tháng cuối năm 2025, được xây dựng với quan điểm xuyên suốt: Xây dựng phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám an toàn, thân thiện, hiện đại; chính quyền phục vụ, minh bạch, số hóa; kinh tế phát triển bền vững; văn hóa - xã hội hài hòa, an sinh xã hội được bảo đảm; quốc phòng - an ninh vững chắc.
14:33 15/07/2025
PHƯỜNG VĂN MIẾU- QUỐC TỬ GIÁM KIỆN TOÀN TỔ CHỨC ĐẢNG, CHUẨN BỊ ĐẠI HỘI NHIỆM KỲ 2025-2030
PHƯỜNG VĂN MIẾU- QUỐC TỬ GIÁM KIỆN TOÀN TỔ CHỨC ĐẢNG, CHUẨN BỊ ĐẠI HỘI NHIỆM KỲ 2025-2030
Ngày 11/7, Ban Chấp hành Đảng bộ phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám tổ chức Hội nghị lần thứ hai, nhiệm kỳ 2025-2030 nhằm thảo luận và thống nhất một số nội dung quan trọng. Đồng chí Đỗ Trọng Nam, Bí thư Đảng ủy phường, chủ trì Hội nghị.
10:56 14/07/2025
Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn
Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn
HNP - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Công văn số 4026/UBND-NNMT ngày 10/7/2025 về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn Thành phố.
18:00 12/07/2025
Kiện toàn Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025
Kiện toàn Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025
HNP - Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Quyết định số 3755/QĐ-UBND ngày 10/7/2025 về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 thành phố Hà Nội.
17:55 12/07/2025
Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2025 – 2030
Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2025 – 2030
HNP – Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn đã ký ban hành Kế hoạch số 183/KH-UBND ngày 10/7/2025 về việc triển khai thực hiện Đề án "Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở" trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2025 - 2030 theo Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 17/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp từ ngày 01/7/2025.
17:55 12/07/2025
PHƯỜNG VĂN MIẾU- QUỐC TỬ GIÁM RA QUÂN CAO ĐIỂM TUYÊN TRUYỀN TRẬT TỰ VĂN MINH ĐÔ THỊ
PHƯỜNG VĂN MIẾU- QUỐC TỬ GIÁM RA QUÂN CAO ĐIỂM TUYÊN TRUYỀN TRẬT TỰ VĂN MINH ĐÔ THỊ
Ngày 12-7, UBND phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám tổ chức lễ ra quân Tháng cao điểm tuyên truyền, kiểm tra, xử lý vi phạm trong các lĩnh vực: Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; trật tự an toàn giao thông, trật tự văn minh đô thị, vệ sinh môi trường trên địa bàn.
11:33 12/07/2025